Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Trẻ biếng ăn làm sao để giúp bé ăn ngon miệng hơn?

Giúp bé ăn ngon miệng – Bé khỏe mẹ vui

Từ ngày các bà mẹ hạnh phúc chào đón những thiên thần bé bỏng của mình và bắt đầu trải qua quá trình nuôi nấng con, có khó khăn, vất vả đến mấy cũng chẳng bao giờ làm các bà mẹ nhà mình nản lòng vì con. Vì thương con mà!

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giai đoạn lý tưởng để bé bắt đầu ăn dặmvào lúc bé vừa tròn 6 tháng tuổi vì khi đó hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn, thời gian đầu ăn dặm bằng bột hay cháo xay nhuyễn, các bé cảm thấy rất thích thú vì những hương vị lạ. Đến 1 tuổi các bé bắt đầu ăn cháo hạt và khi bé mọc khoảng 20 cái răng thì bắt đầu cho bé ăn cơm mềm. Trải qua từng ấy giai đoạn cũng có lúc bé con nhà mình lại rất biếng ăn, vậy làm cách nào để tạo hứng thú cho bé khi ăn. Các mẹ cùng mình tìm hiểu nhé!

1.      Trang trí món ăn bắt mắt.
Các mẹ thường có thói quen vừa cho bé ăn vừa cho bé xem tivi, hoạt hình hay chơi đồ chơi. Tuy nhiên, thói quen này làm bé bị phân tâm khi ăn và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Các mẹ nên tập thói quen không có bé xem tivi khi ăn này ngay từ giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm nhé!

Việc trang trí món ăn đa dạng, bắt mắt sẽ bé chú ý đến món ăn và bắt đầu khám phá món ăn, bé sẽ rất thích thú hơn đấy các mẹ à!
2.      Luôn luôn thay đổi thực đơn để tập cho bé làm quen với những hương vị thức ăn mới
Thứ tự các loại thực phẩm các mẹ nên cho bé ăn: Tinh bột (cháo trắng) – rau, củ xanh – quả có vị nhạt – đạm trắng (Đậu hũ, thịt, cá trắng). Khi bắt đầu cho bé ăn, cần cho bé ăn liên tục trong 3 ngày để thử phản ứng, xem bé có bị dị ứng không thì mới bắt đầu món mới khác.

Bé từ 7 tháng trở đi, khi bé đã quen với các loại thực phẩm trên thì các mẹ mới bắt đầu tập cho bé những nhóm thực phẩm khác như các loại quả ngọt, các chất đạm đỏ, các loại hải sản có vỏ… Và tất nhiên, nguyên tắc nhất quán vẫn là: Không nêm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi.

Có thể khi tiếp xúc với những thức ăn mới các bé sẽ không thấy không hợp khẩu vị và không muốn ăn, các mẹ đừng lo nhé, phản ứng này rất bình thường, các mẹ cứ kiên nhẫn, mỗi lần cho bé ăn món mới các mẹ có thể miêu tả màu sắc, mùi vị như thế nào cho bé nghe thỉnh thoảng lại khen bé như vậy bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn.

Thay đổi thực đơn thường xuyên sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú hơn, một điều quan trong là các mẹ nhớ cố định bữa ăn cho bé, ăn theo bữa, cho bé ngồi trên ghế chuyên dụng có như vậy đồng hồ sinh học của bé sẽ không bị phá vỡ bởi việc cho bé ăn trong giờ giấc không cố định. Mỗi bữa ăn chỉ kéo dài trong vòng 30 phút thôi các mẹ nhé!
3.      Cho bé tự lập trong ăn uống:
Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi:
Giai đoạn đã bắt đầu biết cầm nắm đồ vật, khi ăn bạn có thể cho bé tự bốc những món ăn như bánh bông lan, chuối, sữa chua, bột, khoai tây nghiền,…Các mẹ chọn thìa có tay cầm to, vừa vặn với tay của bé.
Lưu ý: Các mẹ thường xuyên rửa tay cho bé để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe của bé nhé!

Giai đoạn trên 12 tháng tuổi:
Giai đoạn này bé bắt đầu cứng cáp hơn, bé có thể ngồi vững và đôi tay cũng đã khéo léo hơn, bạn tiếp tục cho bé tự ăn bằng thìa và duy trì thói quen này nhé, bữa ăn cho bé cứ thể diễn ra, nhàn tênh phải không các mẹ?
4.      Sắm bộ đồ ăn riêng cho bé:
Để tạo nhiều hứng thú và khuyến kích bé chủ động hơn trong ăn uống, các mẹ có tham khảo các bộ đồ ăn dành riêng cho bé được thiết kế rất tiện lợi, đẹp mắt với những màu sắc khác nhau.

Chọn loại có vành, không trơn dễ cầm nắm, chống vỡ và đặc biệt chất liệu sản phẩm phải cực kỳ an toàn cho trẻ nhé!
Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm theo link sau nhé:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét